Không chỉ có tác dụng như một kính lúp hiển thị ngày trên mọi chiếc đồng hồ Rolex, mà kính Cyclops còn là cả một di sản lâu đời gắn liền với Rolex.
Một số người sẽ thích Cyclops, cũng có những người khác sẽ ghét Cyclops. Cho dù bạn có thích hay không, Cyclops vẫn là một tính năng đặc trưng của Rolex. Sinh ra và mang sứ mệnh nâng cao sự tiện lợi, Cyclops được thiết kế nhằm phóng to màn hình cửa sổ lịch ngày trên đồng hồ Rolex, điển hình là chiếc Rolex Datejust với cửa sổ ngày được giới thiệu vào năm 1945.
Cyclops được đặt tên theo nhân vật người khổng lồ trong thần thoại Hy Lạp cổ, mẫu kính này đã được cấp bằng sáng chế bởi Rolex vào đầu những năm 1950 và được giới thiệu rộng rãi vào năm 1953 trên mô hình Datejust.
Có bao giờ bạn thắc mắc về kính Cyclops, nó là cái gì? Vì sao nó lại xuất hiện trên đồng hồ Rolex và nguyên nhân nó được phát minh ra chưa? Theo một số nguồn tin đã chỉ ra rằng, Han Wilsdorf - tác giả của phát minh kính Cyclops đã sáng chế ra nó vì vợ ông gặp khó khăn trong quá trình nhận biết lịch ngày trên cửa sổ đồng hồ - theo ghi chú của một biên tập viên: người vợ họ đề cập đến là người vợ thứ hai của ông, Betty Wilsdorf-Mettler, kể từ khi người vợ đầu tiên của ông, May Wilsdorf-Crotty qua đời vào năm 1944 ở tuổi 62 (thông tin không được Rolex xác nhận).
Đồng hồ Rolex Datejust năm 1945 - Datejust là mô hình đầu tiên sở hữu kính Cyclops vào năm 1953, tuy nhiên, thế hệ đầu tiên (như hình trên) không có tính năng này.
Trong một lá thư tháng 2 năm 1953, Wilsdorf đã viết "Tôi tin rằng khi trang bị bộ vỏ khung với mặt kính chất liệu mới, đi kèm với độ phóng đại sẽ sáng tạo ra một điều gì đó thật sự mới mẻ". Vào Năm 1955, theo cảm quan và niềm tin của tôn chỉ trên, Rolex đã phát hành cải tiến mới mẻ, đồng thời Rolex cũng nhấn mạnh với những đối thủ sản xuất đồng hồ khác rằng mặt kính đồng hồ là phát minh hoàn toàn độc quyền của Rolex được bảo vệ ngay tại Thụy Sĩ và trên toàn thế giới, hãng cũng sẽ mạnh tay sử dụng thủ tục pháp lý với bất kỳ hàng giả nào.
Hai mẫu đồng hồ GMT Master và Day-Date trang bị kính Cyclops vào năm 1955 và 1956
Mặt kính Cyclops đã sớm được bổ sung trên tất cả các mẫu Oyster với màn hình hiển thị lịch ngày. Các mô hình GMT Master và Day-Date cũng được trang bị vào năm 1955 và 1956. Ngoại lệ duy nhất ở đây là những mô hình Deepsea, vì lý do kỹ thuật liên quan đến hình dạng và độ dày của mặt kính tinh thể.
Ban đầu, kính Cyclops và mặt kính được chế tác trên cùng một mảnh được đúc từ chất liệu Plexiglas. Vào những năm 1970, những người thợ đồng hồ bắt đầu trang bị cho đồng hồ mặt kính sapphire. Sapphire lần đầu tiên được sử dụng cho mô hình 5100 (OysterQuartz) vào đầu những năm 1970 trước khi dần được lan rộng khắp các dòng sản phẩm của thương hiệu. Kính Cyclops do đó được phát triển thêm và trở thành một phần thêm vào mặt kính sapphire, chúng được sản xuất riêng biệt và dán vào mặt kính đồng hồ.
Từ năm 2005, nó cũng đã được trang bị một lớp phủ chống lóa ở cả hai mặt để tránh ánh sáng phản chiếu. Trong một thời gian dài, trên website chính của Rolex cũng đã đề cấp đến độ phóng đại của Cyclops lên đến 2,5x, tuy nhiên điều này hiện nay đã không còn tồn tại. Chính nó cũng là nguyên nhân gây ra một chủ đề tranh cãi giữa những người hâm mộ cuồng nhiệt Rolex.
Khả năng phóng đại của Cyclops thực sự đặc biệt cho dù bạn có già đến đâu. Và có rất nhiều người hâm mộ chỉ ra rằng Cyclops cũng đi kèm với những hạn chế nhất định, chẳng hạn như làm giảm vẻ đẹp thẩm mỹ về mặt kính lồi trên mặt bằng phẳng của đồng hồ, khiến cho nó mất đi sự hài hòa vốn có của cả tổng thể thiết kế đồng hồ. Ống kính hơi nhô lên cũng tăng thêm khả năng bị trầy xước cao.
Vậy rốt cuộc, nên có Cyclops hay là nên loại bỏ Cyclops? Các chủ đề này vẫn luôn tạo nên những tranh cãi cực kỳ căng thẳng, chính vì điều này cũng tạo nên sự đặc biệt khi nhắc đến Rolex. Chẳng hạn, khi Sea-Dweller được trang bị kính Cyclops lần đầu tiên vào năm 2017, nó đã gây nên cuộc tranh cãi lớn giữa những người hâm mộ Rolex và trở thành một trong những chủ đề được tranh luật nhiều nhất tại Baselworld năm đó.
Đồng hồ Rolex Datejust 41 hiện tại với kính Cyclops qua cửa sổ ngày tháng
Trong suốt 50 năm, mặt kính đồng hồ bằng phẳng đã luôn là đặc điểm nổi bật của Sea-Dweller. Hãng Rolex đã giải thích rằng Sea-Dweller đã không được trang bị kính Cyclops những thời điểm trước là vì lý do kỹ thuật (do hình dạng vòm của kính Cyclops gây ảnh hưởng đến khả năng chịu áp lực kém trên đồng hồ khi đạt đến độ sâu lớn). Sau đó, Rolex cũng đã giải thích: Kính Cyclops như là một dấu hiệu đặc trưng riêng trên từng cỗ máy đi kèm ô cửa sổ ngày.
Tại thời điểm hiện tại, chiếc đồng hồ Rolex duy nhất có cửa sổ lịch ngày nhưng không có kính Cyclops chính là mô hình Deepsea. Với khả năng chống nước ở độ đâu 3900, Deepsea được trang bị mặt kính siêu dày, khiến nó không thể chứa đựng thêm được lớp kính phóng đại ở bên trên. Ít nhất là cho đến khi hãng chưa tìm ra giải pháp thay đế để đồng bộ với những bộ sưu tập còn lại.
Rolex Deepsea 126660 là chiếc Rolex duy nhất hiện đang được sản xuất có tính năng ngày nhưng không có Cyclops
Nếu chịu khó tìm kiếm trên các website diễn đàn hâm mộ Rolex, bắt gặp những chủ đề yêu cầu loại bỏ Cyclops ra khỏi Rolex là điều vô cùng bình thường. Nhưng nhìn chung, ngoài tính năng tiện lợi của nó, Cyclops còn là dấu hiệu đặc trưng xác định ngay đó là một chiếc đồng hồ Rolex chính hãng. Cyclops chỉ đơn giản là cái tên gắn liền với Rolex.
Một chiếc Datejust sẽ không còn là Datejust nếu không có Cyclops.
Luxury Shopping
Bình luận - Phản hồi